Monthly Archives: March 2014

Một triệu cốc cà phê cho làng khởi nghiệp

Một số ghi chép của mình sau khi tham dự hội trại khởi nghiệp Spring Entrepreneur Open Camp REDI & SBTDCở Columbia Missouri.

  • Hoàn toàn miễn phí để phát triển những người khởi nghiệp ở Columbia, Missouri do chương trình 1 Million Cups thực hiện.
  • Tại sao mình lại biết chương trình này? mình xem trên website Evenbite những sự kiện sắp diễn ra ở Columbia Missouri và phát hiện ra.Evenbite là website truyền thông và bán vé các sự kiện ở khắp nơi ở Mỹ.Mình biết 1 million cups từ trước nhưng chỉ nghe nói chứ chưa vào văn phòng của họ bao giờ cả. Hóa ra là họ có đợt training miễn phí toàn chủ đề khởi nghiệp hay. Vậy phải thu xếp đến xem thôi 🙂
  • Các website tương tự với evenbite là
    Eventful.com – dành cho sự kiện
    Meetup.com – dành cho lịch các nhóm sinh hoạt khắp nơi.
    Đây là những ý tưởng tuyệt vời để phát triển kinh doanh và phát triển khối dân sự ở Việt Nam.
  • Câu chuyện một triệu cốc cà phê như thế nào?Tờ New York Times có bài báo nói về câu chuyện 1 million cups rất thú vị ở đây.Câu chuyện khởi đầu từ quỹ Kauffman  ở thành phố Kansas City chỉ cách chỗ mình có 2 tiếng lái xe. Kauffman là một doanh nhân thành công và đóng góp nhiều cho đời sống dân sự ở Kansas City và cả nước Mỹ bởi tiền của ông cho non-profit. Ông Kauffman quan tâm đến hai điều lớn: Giáo dục và Khởi nghiệp.
  • Read the rest of this entry

Huyền Chíp được nhận học ở Stanford

Một số ghi chép của mình khi đọc bài viết phía dưới:

+ “Một vài năm trước khi quyển sách đầu tiên của Huyền Chip được xuất bản mình có đọc một hai đoạn qua diễn đàn tnxm.net – đoạn kể lại của cô gái sang Malaysia với dự định làm việc xong rồi đi phiêu lưu tùy cảm hứng. Xưa có thời gian đi du lịch kiểu tùy hứng này nên mình đọc và cảm thấy hiểu được cái tâm lý đi lướt qua cuộc đời của người trẻ trong truyện. Từ kinh nghiệm bản thân bỏ bê việc học hành để đi chơi rồi chịu những thiệt thòi của cách làm việc tùy hứng đó nên mình nghĩ là bạn gái kia nên quay về đi học để xây dựng một nền tảng vững. Sau đó, bạn có được một thứ giấy thông hành mở các cánh cửa khắp thế giới, ví dụ như một bằng cấp hay chứng chỉ nghề nghiệp nào đó, rồi lại tiếp tục rong chơi cũng không quá muộn mà lại làm tăng chất lượng của trải nghiệm lên nhiều. Lần đó xong mình cũng không để ý tới việc em Huyền nữa.”

Anh Phạm có kinh nghiệm riêng rất bổ ích. Cách đi chơi lang thang bay bổng tự do là lối sống kiểu hippy ở Mỹ những năm 1960s, để phản đối lại chính phủ Mỹ vớ vẩn thời bấy giờ.

Xã hội vớ vẩn, mọi thứ thối nát và cá nhân con người không đủ sức để thay đổi được gì vậy thì làm sao? Đơn giản là bỏ đi tìm kiếm một thế giới khác. Suy nghĩ này cũng dễ hiểu thôi.

Bỏ đi chơi du lịch phượt. Say rượu, say bia nhậu nhẹt nói phét trong chán chường. Đó là thế giới đỡ đau khổ hơn ?

+ Xã hội hư nát vẫn có thể chỉnh sửa được. Nhưng để chỉnh sửa nó cần kiến thức và kinh nghiệm làm việc bài bản. Do đó cần học hành nghiêm chỉnh. Nhưng chính hệ thống giáo dục trong nước cũng hư nát, vậy tốt nhất là đi nước ngoài du học. Xin được học bổng nữa thì càng tuyệt vời rồi. Điều này là hoàn toàn có thể nếu bạn không chỉ nghe nói là khó lắm không làm được đầu mà bắt tay vào nghiên cứu và hỏi han. Mọi thông tin có trên đầu ngón tay  🙂

+ Những kinh nghiệm đi hippy cũng rất quý báu, khi có kiến thức kinh viện thì chính chính kinh nghiệm sẽ làm giầu thêm cho kiến thức. Đó là sự cân bằng tốt. Mình hồi trước cũng hay đi chơi và thấy cần có tính kỷ luật tốt trong công việc nữa bởi phong cách đi chơi cũng tùy hứng thật 🙂

+ Bạn Huyền có vẻ chỉ thiếu tầm nhìn – vision thôi. Còn lại học hành thi cử bạn ý tự làm từ A tới Z. Khi có tầm nhìn, người ta sẽ thay đổi và có chí thú vượt khó. 🙂

+ Bất cứ cái gì cũng có cái hay ho trong đó để học tập, kể cả trong đó có sự giả dối. Cần nghiên cứu và đãi cát tìm vàng thôi.

Những điều Huyền Chíp nói ra có thể có chỗ hư cấu không kiểm chứng được nhưng nếu chỉ vì vài ba chỗ lẻ tẻ mà bỏ đi thì lại mất cơ hội học những cái hay của Huyền Chíp 🙂

Học giả Thịnh gì lại hô hào tẩy chay lên tận bộ này bộ nọ tạo sức ép. Đây có thể là nỗ lực PR bản thân để bán sách, kết hợp với phương pháp thấy người sang bắt quàng làm họ tiếng Mỹ gọi là drop name. Dùng tên Fulbright liên tục, dùng những từ như chuyên gia tư vấn blah blah. Post ảnh chụp chung với nhiều người tạo hào quang.

Nhưng Thịnh có cái rất đáng học tập là khả năng thao túng dư luận, tạo ra không khí celebrity để dụ được những khách hàng khát hào quang, ham thờ thần tượng. Kết quả Thịnh bán được sách. Chất lượng sách thế nào thì phải mua mới biết. 🙂

+ Điều mình hơi ngứa mắt một chút là cách dùng từ ngữ của người viết trên mặt báo. Ví dụ như gọi Huyền là gái, con bé nghe không phù hợp.

==

Link gốc: sinhvienusa.org

Cảm ơn Huyền Chip

Ít tai biết rằng khi cơn bão truyền thông ập xuống Huyền Chíp (tác giả cuốn Xách ba lô lên và đi; Đừng chết ở châu Phi) thì một cựu du học sinh Mỹ, nick name trên Facebook là Anh Gấu Phạm đã làm một điều đi ngược dòng thiên hạ: Giúp Huyền Chíp vào một đại học lớn ở Mỹ.

Anh Gấu cùng Huyền Chíp đã thành công, nay Huyền Chíp sắp nhập học tại ĐH hàng đầu thế giới, Stanford.

Dưới đây là nội dung cơ bản trong bài viết của Anh Gấu Phạm đăng trên Facebook của tác giả: bài có một số chi tiết đã được lược bỏ cho phù hợp với văn phong của www.sinhvienusa.org (Anh Gấu Phạm đã cho phép biên tập viên chỉnh sửa).

 

Read the rest of this entry

Suy nghĩ về khái niệm về đạo đức giả (hypocrite)

Nhiều người coi một người đạo đức giả là khi người đó không làm được cái họ “giảng đạo” hay thể hiện ra cái họ muốn làm.

Ví dụ, một ông bố dạy một đứa con là: không được ăn cắp, không được nói dối, không được vượt đèn đỏ, phải nói thật, phải kính trọng những người khác, phải yêu thương mọi người, không được kì thị…

Tương tự như vậy, một thầy chùa, một cha xứ có thể dạy các đệ tử như vậy.

Khi thấy người “giảng đạo” sa sẩy không đạt được những điều người đó thuyết giảng thì nhiều người khác coi thường, khinh rẻ, coi là “đạo đức giả”. Tệ hơn, những người khác lại coi đó là lý do để nói dối, ăn cắp… vì mấy vị kia còn không làm được nữa là mình. Mấy ông thầy còn ăn hối lộ nữa là mình….

Mình thấy cách hiểu về đạo đức giả theo kiểu người ta không làm được cái họ “thuyết giảng” là không đúng. Nếu như thế thì mình là đạo đức giả 100%. 

Đạo đức giả cần được hiểu theo nghĩa người ta nói là muốn làm một cái gì đó, mà trong lòng chẳng có ao ước làm việc đó một chút nào. Đó là thái độ của trái tim. 

Người ta có ao ước và làm có thể được có thể không được. Người ta cố gắng làm cho tốt nhưng thỉnh thoảng vẫn chật chân và vấp ngã. Mỗi lần đó người ta tự kiểm điểm để cố lần sau sao cho tốt hơn.

Đó là một quá trình.

Hoặc người ta có ao ước nhưng phải chục năm nữa mới làm được tốt thì sao? Như vậy coi họ là đạo đức giả à?

Hiển

Sản phẩm công cộng ở trường Mizzou

Sản phẩm công cộng – public goods để dùng cho mọi người. Khi có đủ nhu cầu thì sẽ đáng đồng tiền để cung cấp sản phẩm công vì lợi ích lớn hơn chi phí.

1. Trạm bơm xe và dụng cụ sửa xe đạp

Các dụng cụ để sửa xe đạp phổ biến như cờ lê các loại được khóa chặt vào giá sắt rồi bằng xích sắt. Chẳng ai hơi đâu đi lấy làm gì. Nhất là dân Mỹ.

Bơm được chạy bằng điện miễn phí. Có cả một cái bơm cơ đặt luôn ở đó cho bạn nào thích tập thể dục.

Tiền để chi cho cái này chẳng đáng bao nhiêu, lấy ra từ quỹ của trường.

resized_IMAG2928 (1)
2. Bikeshare ở Mizzou – chia sẻ xe đạp

082712_BikeRent_NM125_005_t_w600_h475[1]
Sinh viên ở trường được thuê xe miễn phí trong vòng 24 tiếng đồng hồ với thẻ sinh viên.

Miễn phí.

Bảo trì và sửa chữa xe đạp như thế nào? Dùng tình nguyện viên là sinh viên luôn để sửa chữa xe. Miễn phí. Sinh viên được cái gì? Được dạy về sửa xe, được cấp chứng chỉ và thành tích tình nguyện ghi vào hồ sơ xin việc.

Tiền mua xe cũng trích từ quỹ trường ra, cũng từ tiền học phí mà ra.

3. Ổ cắm điện dưới đất:

Bàn học để khắp nơi, thiết kế để dưới đất để ở đâu cũng có thể có ổ điện.resized_IMAG2929
4. Và rất nhiều sản phẩm khác như vườn hoa, cellphone charging station có nhiều đầu cắm cho các loại điện thoại khác nhau.

IMAG3133

Mỗi điều nhỏ nhặt như vậy làm cuộc sống hiệu quả hơn nhiều, đâu cần những điều lớn?

Hiển.

Quản lý chất lượng tuyệt vời theo chuẩn Baldridge

Mình chat với một bác làm quản lý tới 30 năm ở trong vùng của mình thì được gợi ý là nên xem thử chương trình Baldridge. Các trường học, bệnh viện ở Columbia Missouri đang chuyển dần sang quản lý chất lượng theo mô hình này. Mô hình này cũng là National Award program nên chắc tốt.

Notes của bác kia là Baldridge sẽ đặt các câu hỏi để tập trung câu trả lời vào. Do đó đỡ bị tràn ngập. Mình post tạm cái note ở đây để nghiên cứu dần.  Read the rest of this entry

Được trả tiền để ngoan ngoãn

Chiều thứ bảy tuần trước trời rất đẹp. Mình do đó dẫn Anna ra ngoài cổng chơi để có ánh nắng, thiên nhiên và gió. Thấy một đám trẻ em hàng xóm đang chơi, mình cũng chủ động bế Anna lại gần và bắt chuyện với cô bé Lily 5 tuổi. Mục đích của mình là để cho Anna có social contact với mấy em bé kia 😉

Mình lúc đầu hỏi chuyện chơi bé Lily chơi thôi như bé đang học gì, lúc nào thì đi học lớp một, chị bé học lớp mấy, bé mấy tuổi.. lúc đầu cũng để câu giờ vui vui để Anna nhìn ngó các chị 🙂

Nhưng ngạc nhiên của mình đến khi bé Lily nói: tôi đang được trả tiền. Mình hỏi, trả tiền cho cái gì? Bé trả lời là for being nice 🙂

Bé được cha mẹ trả tiền $20/ngày for being nice. Tiền sẽ do cha mẹ giữ mai sau bé đi học mới được tiêu, nhưng tiêu gì cũng do cha mẹ chấp thuận.

Mình liền gõ cửa anh hàng xóm người trung quốc để hỏi thêm thì được biết là những biện pháp phạt như nhốt và phòng tối đóng cửa lại cũng vấn dùng đựơc cho bé, nhưng có thể có tổn thương tâm lý. Cách người Mỹ làm sẽ thiên về khuyến khích chứ không phạt. Do đó họ học ở đâu được chiêu thưởng tiền for being nice để áp dụng với bé Lily. Hồi trước chị bé Lily cũng được áp dụng chính sách này rồi nhưng không được áp dụng nữa vì cô chị đã lớn.

Sau đó mình lại ngồi cạnh bé và hỏi thế nào là being nice? thế nào là being không nice? bạn bé đối xử với mình như thế nào thì mình coi là nice? tương tự với không nice?

Mình hỏi bé đủ các kiểu và hỏi bé hiểu mỗi khái niêm như thế nào trong mối quan hệ của bé với bé chị, bé em, bố mẹ và các bạn. Kết quả là dần dần mình hiểu thế giới của bé.

Sau đó mình để cô chị bế Anna, hát và cô em nhảy múa. Và mình quay phim.

Mong người khác thay đổi

Có thể có mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái, giữa vợ chồng với nhau, và giữa những người bạn, điều này gây nên đau đớn. Ở đâu cũng có thể có mâu thuẫn cả.

Thường là con người chỉ muốn người khác thay đổi… và mình thì không… Và điều này hoàn toàn hợp lý vì đôi khi người kia “sai” lè lè, ví dụ như đứa con ăn nói hỗn xược. Một số người câu nguyện ông trời, chúa, phật… về điều đó…

Nhưng tốt hơn hãy mong chính mình thay đổi để yêu thương người khác dù người ta chưa hoàn hảo và trở thành công cụ giúp người kia thay đổi. Và cầu nguyện về chuyện đó.

Kết quả hoàn toàn có thể xảy ra nếu chỉ mong muốn người khác thay đổi là người kia thực chất đã thay đổi nhưng chính mình vẫn không thay đổi và cảm thấy bực bội không hài lòng – một người đạo đức giả.

~ suy nghĩ thú vị khi nghe P. nói chuyện.

Chiếc ghế cho trẻ em ngồi

Đây là một chiếc ghế để cho trẻ em ngồi, bán trên Amazon với giá trên $200.

Thiết kế rất đơn giản và tiện có vẻ theo phong cách châu Âu. Bé ngồi rất tiện.

Các ý tưởng thiết kế ở Âu Mỹ rất phong phú và tiện dụng. Các nhà sản xuất ở Việt Nam có thể học hỏi mẫu mã áp dụng để sản xuất tương tự ở Việt Nam.

Bánh ngọt dùng đồ chay

Đây là chiếc bánh ăn mừng nhân dịp em bé của một người bạn được 100 ngày tuổi.Người Mỹ giờ sợ béo, sợ đường. Do đó bánh làm kiểu ít ngọt. Màu xanh là vị được tạo bởi bột trà xanh chứ không phải chất tạo màu.Ở một lớp của bánh trông cứ tưởng là sô cô la nhưng hóa ra là làm bằng hạt đậu.

Dùng thực phẩm chay ít đường ít béo cho đồ ăn thật thú vị.

Cuốn sách “If you want to write” và Open library

Cuốn sách If you want to write

Cuốn sách này rất ở chỗ nó dạy người ta gỡ bỏ những rào cản tâm lý trong chuyện viết lách. Mình đọc quyển này một số năm về trước.

Tại sao mình biết cuốn sách này? Mình không có thói quen chọn sách phổ biến trên thị trường vì đa phần sách phổ biến là sản phẩm thương mại, chủ yếu là tối đa hóa lợi nhuận hay thỏa mãn sự tò mò chứ chưa chắc đã có ích áp dụng được. Sách tốt để đọc cần được lọc qua great people.

Mình tìm thấy cuốn sách này trên đống favorite books của Guy Kawasaki, anh này là một thought leader trong giới khởi nghiệp ở Silicon Valley. Mình hồi đó ngó qua một số video và cũng hiểu một chút style của anh này. Anh này viết tốt và cuốn hút được đám đông là dân công nghệ và kinh doanh.

Thành ra mình mua cuốn sách đó vì mình cũng là đứa tập tọe tập viết. Không thất vọng. Cuốn đó rất tốt. Mình sau đó mang mấy cuốn về Việt Nam và tặng thư viên của Usgude, chắc hiện giờ vẫn có trong thư viện của Usguide nếu bạn nào quan tâm có thể liên hệ và photo.

Thư viện Openlibrary

Mình sửa vài essay cho một bạn và bạn ý cũng như nhiều bạn khác có trở ngại rất lớn với việc viết. Mình nghĩ có lẽ giới thiệu bạn ý cuốn này, thật ra cuốn này cũng có ích một phần thôi và cần thêm một số yếu tố khác nữa. Nhưng OK, vậy là mình tìm thấy cuốn này trên Openlibrary ở link sau: If you want to write.

Để dùng cuốn sách cần sign up và borrow chứ không download được. Cái hay là ngòai bản online đọc được họ còn cho audio để nghe được luôn.

Cái Open library định cung cấp bản online cho mọi cuốn sách luôn. Xem ở dưới. Nghe cũng thật vĩ đại.

What is Open Library?

Our goal is to provide a page on the web for every book ever published.

At its heart, Open Library is a catalog. The project began in November 2007 and has been inhaling catalog records from some of the biggest libraries in the world ever since. We have well over 20 million edition records online, provide access to 1.7 million scanned versions of books, and link to external sources like WorldCat and Amazon when we can. The secondary goal is to get you as close to the actual document you’re looking for as we can, whether that is a scanned version courtesy of the Internet Archive, or a link to Powell’s where you can purchase your own copy.

On a slightly more technical note, apart from that page being an online representation of a library catalog card, Open Library also gives people a URI for a work, an edition or author or other book-ish resource that can be used as a pointer and connector for information about books; a Uniform Resource Identifier indeed.

Top