Chỉnh đốn con cái đúng cách

Đây là câu chuyện về dạy dỗ con cái mình đọc được từ cuốn sách “Let me tell you a story” của Tony Campolo. Mình rất thích câu chuyện này.

– Khi đọc cuốn sách này mình mới hiểu thêm về dòng chữ  mình tình cờ đọc được trên tường của hiệu sách của Garrison Keillor ở Saint Paul, Minnesota khi ông viết đại loại là “cuối cùng thì bạn biết rằng không có sự thật (truth) mà chỉ có những câu chuyện (stories)”.

– Chúng ta học được về chính chúng ta chủ yếu qua “overhearing stories” của những người khác và thấy hình ảnh của chúng ta là những nhân vật ở câu chuyện đó.

– Khi người Mỹ muốn hiểu về con người nhau, họ nói “Tell me your story”, và người kia trả lời bằng một câu chuyện gợi mở, ngắn gọn nhưng có khi tóm gọn cả cuộc đời ngừơi ta.

Hơi dài dòng, sau đây là câu chuyện về dạy dỗ con 🙂

Hiển.

Chỉnh đốn đúng cáchdiscipline-children1[1]

Tìm ra cách để chỉnh đốn một đứa con là điều khó khăn, nhưng câu chuyện tuyệt vời như sau được kể cho tôi bởi cháu trai của Mahatma Gandhi là một ví dụ về cách tốt nhất để làm điều đó.

Gandhi được sinh ra ở Nam Phi, và sau khi học đại học, ông tới Ấn Độ để dẫn dắt cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân của Anh. Ông có muốn trở về châu Phi để dẫn dắt cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc, nhưng buồn thay là ông bị ám sát trước khi ông có thể thực hiện đìêu đó. Con trai của Gandhi tiếp tục cam kết của cha về chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc, và do đó gia đình ông trở về Nam Phi để đấu tranh cho sự nghiệp đó.

Người cháu trai Arun Gandhi kể với tôi rằng một ngày kia khi cha ông yêu cầu ông lái xe chở cha tới một cuộc họp ở Johansburg. “Cha tôi yêu cầu tôi đỗ ô tô ở một cái gara đế sửa và quay lại vào lúc 5 giờ chiều để đón cha”, ông nói.

Người cháu trai nói tiếp, “tôi bỏ cha tôi ở chỗ cuộc họp, và lái xe tới gara vào lúc 1 giờ chiều. Bởi vì còn lâu mới tới 5 giờ chiều, tôi nghĩ ra tôi có thể đi xem phim, và tôi đi xem phim thật. Hôm đó có một bộ phim dài tới 2 tập, và khi tôi ra khỏi rạp, tôi kiểm tra đồng hồ và nhận ra là đã quá 5 giờ chiều!”

“Tôi lao vội tới góc đường nơi cha tôi nói là sẽ đợi tôi ở đó, và khi tôi thấy cha tôi ở đó, cha tôi đang đứng dưới trời mưa, tôi cố nghĩ ra cái cớ nào để lý giải cho việc muộn đó. Tôi lao tới cha tôi và nói, “Cha ơi, cha phải tha thứ cho con. Sửa chiếc ô tô kia tốn thời gian hơn là con nghĩ, nhưng nếu cha cứ đợi ở đây con sẽ tới và lấy ô tô. Chiếc xe chắc đã sẵn sàng vào lúc này rồi”.

“Cha tôi cúi đầu và nhìn xuống. Ông đứng một lúc lâu và nói, “Khi con không ở đây vào lúc hẹn với cha, cha đã gọi điện cho gara để xem tại sao con tới muộn. Họ nói với cha là ô tô đã sẵn sàng từ 3 giờ chiều. Bây giờ cha phải suy nghĩ hơn về chuyện tại sao cha đã thất bại, đến nỗi có một đứa con nói dối với cha của chính nó. Cha sẽ phải nghĩ về điều này. Vậy cha sẽ tự đi bộ về nhà và dùng thời gian đi bộ để ngẫm nghĩ về câu hỏi này”

Arun Gandhi nói, “Tôi đi theo người cha già của tôi về nhà trong buổi tối mưa gió bão bùng đó, quan sát thấy ông loạng choạng trong con đường bùn lầy. Tôi lái xe phía sau ông với đèn pha chiếu sáng bước chân của ông. và khi tôi thấy ông loạng choạng trở về nhà, tôi đập lên tay lái và nói đi nói lại, “Tôi sẽ không bao giờ nói dối nữa! Tôi sẽ không bao giờ nói dối nữa! Tôi sẽ không bao giờ nói dối nữa! ”

Thật rõ ràng rằng đây là cách chỉnh đốn một đứa con không liên quan tới hình phạt một cách trực tiếp, nhưng chỉ ra cho đứa con thấy là cha mẹ đã đau đớn như thế nào khi đứa con làm điều gì sai.

~ Nguyễn Minh Hiển dịch

Posted on May 27, 2014, in Suy nghĩ and tagged . Bookmark the permalink. 6 Comments.

  1. Khi người ta nói “tell me a story” là người ta muốn tự hình thành quan điểm riêng của mình về con người và sự kiện đó chứ ko muốn bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người kể chuyện. Bài này sẽ hay hơn nếu người dịch ko tự thêm cái đoạn kết bôi đậm ở dưới ^^

  2. Hi, mình bôi đậm đoạn đó chứ không tự thêm đoạn đó đâu. Đoạn đó ở trong câu chuyện gốc đấy. Mình nghĩ thêm đoạn bôi đậm ở câu chuyện cũng tốt vì không phải ai cũng nhạy cảm và hiểu hết được. Ai nhạy cảm cũng có thể tha thứ cho câu chốt cuối chuyện đó 🙂

  3. Oops sorry bạn 🙂 Có lẽ vì version mà mình sử dụng cho học sinh đọc không phải là như thế này. Trong sách TA dành cho học sinh, câu chuyện này có tên là “A long walk home” và tác giả là Jason Bocarro. Đồng thời bối cảnh của câu chuyện cũng là ở Spain.

    Bạn có thể tham khảo ở đây: https://www.facebook.com/extensivereadinginenglish/posts/216901025121435

    Mình không xác định được version nào là original, nhưng quan điểm cá nhân của mình thấy thì bài viết lồng Gandhi vào hơi mang tính giáo điều và áp đặt tư duy chứ không phải là giúp kích thích tư duy. ^^^^

    Rất xin lỗi vì comment trước đó 🙂

    Cheers.

  4. Hi phiolito, mình không biết câu chuyện với version kia nhưng minh nghĩ ở thời đại Internet thế này bạn có thể tìm Google với vài từ khóa để xem câu chuyện của mình có phải nói dối hay không? Như vậy đỡ phải đoán.

    Cá nhân mình thì không nghĩ câu chuyện mình dịch là nói dối kiểu dựa vào mấy lý thuyết có vẻ đúng 70% rồi lồng tên Einstein vào để “câu views” hay như bạn nói là “giáo điều”. Bởi lẽ: mình từng gặp tác giả của cuốn sách có mẩu chuyện mình dịch ra ở trên và ông ý không phải loại rẻ tiền nói phét. No cheap talk.

    Mình cũng search Google để kiểm chứng rồi.

    Bạn có thể có ý kiến cá nhân của bạn thỏai mái. Mình không comment về tư duy giáo điều hay không giáo điều theo cách hiểu của bạn.

    Mình thích câu chuyện trên và học được nhiều từ đó. 🙂

    Hiển

  5. Mình muốn làm rõ 2 điều trước khi tranh luận tiếp nhé:

    1. Mình rất thích câu chuyện này. Chính vì thế mình đã sử dụng câu chuyện này cho class discussion nhiều lần. Mình nghĩ mình và bạn không có mâu thuẫn ở đây.

    2. Mình đã xin lỗi về comment đầu tiên của mình do mình không đọc kỹ. Mình không có ý nói rằng bạn hay bác viết bài này bịa ra câu chuyện này. Mình cũng đang hì hụi google để tìm hiểu nguồn gốc chính xác của câu chuyện. Cũng có thể bác Jason Bocarro này nghe được câu chuyện của bác Arun Gandhi và phóng tác lại thành 1 câu chuyện dành cho teenager như thế này.

    Cái mình muốn nói ở ban đầu chỉ đơn giản là mình đang comment về cách kể câu chuyện. Vì ở phần đầu bạn đang nói về việc thông qua 1 câu chuyện bạn có thể hiểu hơn về người khác. Ý của mình chỉ là nên để cho người nghe tự rút ra kết luận thôi 🙂

    Còn nếu như bài viết này đứng riêng và không liên quan gì đến ý nghĩa của phần “tell a story” mà bạn nói ở trên thì mình đã không có ý kiến. Vì rõ ràng mục đích của tác giả bài viết mà bạn dịch là đưa ra nhận định cá nhân của ông ấy về câu chuyện chứ không phải là ông ấy đang kể chuyện.

    Sorry vì có thể mình hiểu nhầm ý của bạn ở phần đầu nữa. Anyway, thanks for your post that I’ve come to know that there’s another version of this story! ^^

    Cheers.

    • Hi phiolito, context của cả bài viết của mình là một cái blog cá nhân, nên tất nhiên có ý kiến cá nhân bình loạn của mình. Đây không phải viết báo hay cần chứng minh cái gì cho ai. Tất nhiên mình muốn chia sẻ với mọi người ý tưởng đời thường của mình. Nhưng luật chơi là có personal opinion 🙂

      Context của phần mình dịch lại là ở một cuốn sách khác với mục đích khác. Chuyện tác giả có nhận xét của tác giả cũng có mục đích của tác giả và đó là quyền của tác giả.

      Khi hai cái nội dung đặt vào với nhau thì có thể làm bạn nhầm lẫn. 🙂

      Hiển

Leave a comment