Monthly Archives: May 2014

Đầu óc lớn trao đổi ý tưởng

8073753599_bce1ffef11_m

Great minds discuss ideas, average minds discuss events, small minds discuss people.
~  Eleanor Roosevelt

Đầu óc lớn trao đổi ý tưởng, đầu óc trung bình trao đổi sự kiện, đầu óc nhỏ trao đổi về con người
~  Eleanor Roosevelt

Bạn nghĩ thế nào về câu nói trên?

Thế nào là trao đổi ý tưởng? Thế nào là trao đổi sự kiện? Và thế nào là trao đổi con người?

Bạn có thể kể ví dụ để minh họa cho ba cách suy nghĩ trong câu nói trên được không?

Tự sự về chuyện viết blog

Trong một lần chia sẻ về kỹ năng viết ở Nhóm Lửa group, mình khuyến khích các bạn sinh viên nên tạo blog, hay đúng hơn là bất kỳ ai cũng nên tạo blog để viết lách.

Lý do của mình là, xuất phát từ một lý thuyết bí hiểm về viết là: viết lách như tạo ra mạch nước chảy, bất kể viết đúng viết sai thế nào, nếu nước chảy đến lúc nào đó sẽ đánh vỡ đê và mạch viết sẽ chảy liên tục. Khi đó bạn sẽ viết tự nhiên như nói chuyện 🙂

Tạo blog giúp người muốn viết có kỷ luật để viết. Có thể chỉ đơn giản là viết lại một cái gì đó bạn đọc được. Có thể thêm bình luận của bạn. Từ từ mạch viết sẽ thông chảy.

Mấy hôm nay mình khởi động mạch viết lại. Hôm nay rất vui nhé, chỉ có 15 phút viết xong bài Maya Angelou.

Hiển

Nhà thơ Maya Angelou qua đời

Nhà thơ Maya Angelou mới qua đời hôm nay. Bà sống 86 tuổi. Mình nghĩ bà vẫn đang “sống” mãi bởi những gì diễn ra ở cuộc đời bà, văn thơ của bà, những vũ điệu của bà, giọng hát của bà, niềm tin của bà làm bà sống mãi.

Mình thật may mắn hết sức vì vào năm 2011 trước khi bà xã mình đi  Chicago đã mua tặng cho mình một chiếc vé đi nghe Maya Angelou nói chuyện ở trường University of Missouri-Columbia. Hôm đó mình rất ấn tượng bởi bà nói lặp đi lặp lai tới mấy lần câu nói của Terence là “không có gì thuộc về con người lại xa lạ đối với tôi”. Một người đầy từng trải như bà nói ra nói cái gì đã là quan trọng, lại còn lặp lại tới mấy lần thì hẳn là rất quan trọng Mình viết note lại hôm đó là:

One of her favorite quote is: “I am a human being, nothing human can be alien to me”. She encourages everybody to think and internalize that saying. I found one of her quote on this: “I am a human being, nothing human can be alien to me… “If a human being dreams a great dream, dares to love somebody; if a human being dares to be Martin King, or Mahatma Gandhi, or Mother Theresa, or Malcolm X; if a human being dares to be bigger than the condition into which she or he was born—it means so can you. And so you can try to stretch, stretch, stretch yourself so you can internalize, ‘Homo sum, humani nil a me alienum puto. I am a human being, nothing human can be alien to me.’ That’s one thing I’m learning.” – Dr. Maya Angelou

Mình trước đó biết đến bà vì biết đến bài thơ “On the Pulse of the morning”  của bà và nghe bà đọc bài thơ hùng tráng này trên youtube vào lễ nhâm chức của Tổng thống Bill Clinton mà anh Hoành đã dịch sang tiếng Việt thành bài thơ “Trên nhịp đập buổi sáng” trên blog Đọt Chuối Non . Sau đó mình cũng đọc thêm một số bài thơ khác của bà trước buổi nói chuyện trên. Ở bức tường của khu người da đen ở New Haven Connecticut nơi mình sống hồi trước họ viết bài thơ “I will rise” của bà rất dễ hiểu và hơi tức tưởi nhưng tự tin lên tường của khu xóm da đen nghèo.

Sau đợt đi nghe bà nói chuyện đó mình tìm đọc thêm về bà trên Wikipedia và thấy rất sững sờ về cuộc đời bà. Người đời bây giờ gọi bà là nhà thơ Maya Angelou nhưng cuộc đời bà đúng như câu nói “Không có gì thuộc về con người mà lại xa lạ đối với tôi” mà bà thích. Bà từng bị hiếp dâm khi mới 7 tuổi. Bà bị câm suốt 5 năm. Bà từng là gái điếm, tú bà quản lý gái điếm những năm bà dưới 20 tuổi. Rồi bà làm vũ công, quản lý night club, viết kịch, viết văn, viết thơ, biên tập viên, điều phối viên cho hội Thiên Chúa giáo Miền Nam nước Mỹ. Cuộc đời bà qua mấy đời chồng và từng thấy những người thân thiết như Martin Luther King, Malcom X qua đời. Cuối đời bà viết về đủ mọi lĩnh vực từ khoa học, thần học, thơ tới triết học.

Bà không có một bằng cấp đai học chính thống nào nhưng bà được gọi là Giáo sư và Tiến sĩ Angelou và những năm cuối đời bài đi giảng khắp nơi trên nước Mỹ.

Bà đã đi đến hết những cung bậc của cảm xúc con người. Tính người (humanness) của bà đi hết các biên độ. Nếu là một con người bình thường mà không có tình thương của Chúa chắc bà đã bị “ngất xỉu” từ lâu. Nhưng cuộc đời bà đã được Chúa của bà kéo bà từ nơi này tới nơi khác, tiếp sức cho bà niềm tin và hy vọng. Một điều mình thấy rõ là bà đầy niềm tin. Bà sẵn sàng học cái mới và lao vào học, tiến bộ và trở thành lão luyện rất nhanh. Chuyện học cái mới hình như không có tuổi tác đối với bà. Sau 40 không thành vấn đề, sau 50 không thành vấn đề. Bà cho phép Chúa của bà chơi đùa với bà suốt cuộc đời. Ở một điểm bất chợt, chỉ sau khi nghe một bài nói chuyện của MLK về bình quyền cho người da đen là bà có cảm hứng lao vào làm coordinator cho hội Thiên Chúa giáo của MLK luôn. Khi làm coordinator bà cũng làm đủ các việc như gây quỹ cho tổ chức các kiểu.

Chỉ trong vòng 10 năm từ hơn 40 tuổi tới hơn 50 tuổi mà bà tạo ra số lượng tác phẩm nghệ thuật nhiều như thành tựu cả đời của những nghệ sĩ khác.  🙂 Bà xuất bản tới 7 cuốn tự truyện về bà ở những giai đoạn khác nhau. Chắc mình cũng cần viết câu chuyện của mình khi trí óc còn có 🙂 Cái note này cũng hay về ritual của bà, nguồn Wikipedia

Beginning with I Know Why the Caged Bird Sings, Angelou used the same “writing ritual”[17] for many years. She would wake early in the morning and check into a hotel room, where the staff was instructed to remove any pictures from the walls. She would write on legal pads while lying on the bed, with only a bottle of sherry, a deck of cards to play solitaireRoget’s Thesaurus, and the Bible, and would leave by the early afternoon. She would average 10–12 pages of written material a day, which she edited down to three or four pages in the evening.[96][note 16] Angelou went through this process to “enchant” herself, and as she said in a 1989 interview with the British Broadcasting Corporation, “relive the agony, the anguish, the Sturm und Drang.”[98] She placed herself back in the time she wrote about, even traumatic experiences like her rape in Caged Bird, in order to “tell the human truth”[98] about her life. Angelou stated that she played cards in order to get to that place of enchantment and in order to access her memories more effectively. She stated, “It may take an hour to get into it, but once I’m in it—ha! It’s so delicious!”[98]She did not find the process cathartic; rather, she found relief in “telling the truth”.[98]

Đoạn trên là thói quen hàng ngày của bà để viết và sáng tạo. Rất thú vị. Mình cảm tưởng bà chịu khó nhìn sâu vào những “chấn thương” hay “khủng hoảng” của bà, rồi chịu khó viết ra sự thật. Như thế thì không thể nào không rung cảm cho được. Chi tiết bà chơi bài để đi vào thế giới riêng của bà cũng rất thú vị. Mình từ từ sẽ tìm hiểu thêm về cách bà ý học, cách bà ý viết thơ viết văn, và bà ý lấy cảm xúc ở đâu. 🙂

Hiển.

Ghi chép về nét văn hóa Do Thái từ bữa ăn Passover

Mình có dịp dự bữa ăn Passover của người Do Thái vào giữa tháng 4/2014. Bữa ăn đó tạo cho mình nhiều quan sát hết sức ngạc nhiên và những câu hỏi bỏ ngỏ. Mình đã nghiên cứu một ít nhưng vẫn chưa giải đáp được hết.

Bữa ăn Passover lần này mang chủ đề Công lý xã hội, được đăt tên là Social Justice Seder. Seder có nghĩa là bữa ănđược xếp đặt theo tuần tự.

– Tại sao dịp lễ Passover và bữa ăn đó lại quan trọng đối với người Do Thái? Và tìm hiểu về điều đó có ích gì? 

Điều đó là quan trọng đối với người Do Thái bởi vì đó là nghi lễ mà năm nào người Do Thái họ cũng làm. Theo truyền thống cứ vào dịp này là người Do Thái khắp nơi hội tụ tại Jerusalem để dự lễ. Tại sao họ năm nào cũng làm nghi lễ đó? Để họ không được phép quên những điều quan trọng mà nghi lễ đó nói lên. Truyền thống nào cũng đều có ý nghĩa đằng sau cả.

Truyền thống có lẽ là cách duy nhất để gìn giữ những điều quý báu của quá khứ.  Giả sử nếu không có truyền thống, thì có cách nào để thế hệ sau giữ lại và thực hành những điều mà đối với thế hệ đi trước là quan trọng không? Mình nghĩ rằng sau một vài thế hệ chẳng ai nhớ được nữa, và chẳng thể nào áp dụng vào cuộc sống đời thường theo kiểu thành một nếp sống của cộng đồng được.

Nếu hàng năm không có ngày ông Công ông Táo, thì sau vài thế hệ có ai quan tâm chuyên mấy ông ý nữa không? Và ý nghĩa đằng sau tục lệ đó?

Mình đặt ra câu hỏi là: Phải chăng tìm hiểu ý nghĩa của nghi lễ và cách người ta thực hiện sẽ giúp chúng ta hiểu về cách suy nghĩ của người Do Thái? 

Cách đặt vấn đề này đi thẳng vào cái gốc của người Do Thái, bởi truyền thống là những cái kết tinh của lịch sử.  Những cái khác của văn hóa Do Thái như cái ngọn, lúc thì mọc theo hướng này lúc thì mọc theo hướng khác, tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể. Thành ra những khóa học dán nhãn giáo dục Do Thái này nọ mình nghĩ là họ có thể nói về một vài cái ngọn, chứ không hẳn là tất cả các cái ngọn, và cũng không hẳn là nói về cái gốc.

Read the rest of this entry

Tell me a story – Kể cho tôi một câu chuyện 

“Tell me a fact and I’ll learn. Tell me the truth and I’ll believe. But tell me a story and it will live in my heart forever.”
– Indian Proverb

“Kể cho tôi một dữ kiện và tôi sẽ học. Kể cho tôi sự thật và tôi sẽ tin. Nhưng kể cho tôi một câu chuyện và nó sẽ sống mãi trong trái tim tôi”.
– Ngạn ngữ Ấn Độ.

Chỉnh đốn con cái đúng cách

Đây là câu chuyện về dạy dỗ con cái mình đọc được từ cuốn sách “Let me tell you a story” của Tony Campolo. Mình rất thích câu chuyện này.

– Khi đọc cuốn sách này mình mới hiểu thêm về dòng chữ  mình tình cờ đọc được trên tường của hiệu sách của Garrison Keillor ở Saint Paul, Minnesota khi ông viết đại loại là “cuối cùng thì bạn biết rằng không có sự thật (truth) mà chỉ có những câu chuyện (stories)”.

– Chúng ta học được về chính chúng ta chủ yếu qua “overhearing stories” của những người khác và thấy hình ảnh của chúng ta là những nhân vật ở câu chuyện đó.

– Khi người Mỹ muốn hiểu về con người nhau, họ nói “Tell me your story”, và người kia trả lời bằng một câu chuyện gợi mở, ngắn gọn nhưng có khi tóm gọn cả cuộc đời ngừơi ta.

Hơi dài dòng, sau đây là câu chuyện về dạy dỗ con 🙂

Hiển.

Chỉnh đốn đúng cáchdiscipline-children1[1]

Tìm ra cách để chỉnh đốn một đứa con là điều khó khăn, nhưng câu chuyện tuyệt vời như sau được kể cho tôi bởi cháu trai của Mahatma Gandhi là một ví dụ về cách tốt nhất để làm điều đó.

Gandhi được sinh ra ở Nam Phi, và sau khi học đại học, ông tới Ấn Độ để dẫn dắt cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân của Anh. Ông có muốn trở về châu Phi để dẫn dắt cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc, nhưng buồn thay là ông bị ám sát trước khi ông có thể thực hiện đìêu đó. Con trai của Gandhi tiếp tục cam kết của cha về chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc, và do đó gia đình ông trở về Nam Phi để đấu tranh cho sự nghiệp đó.

Người cháu trai Arun Gandhi kể với tôi rằng một ngày kia khi cha ông yêu cầu ông lái xe chở cha tới một cuộc họp ở Johansburg. “Cha tôi yêu cầu tôi đỗ ô tô ở một cái gara đế sửa và quay lại vào lúc 5 giờ chiều để đón cha”, ông nói.

Người cháu trai nói tiếp, “tôi bỏ cha tôi ở chỗ cuộc họp, và lái xe tới gara vào lúc 1 giờ chiều. Bởi vì còn lâu mới tới 5 giờ chiều, tôi nghĩ ra tôi có thể đi xem phim, và tôi đi xem phim thật. Hôm đó có một bộ phim dài tới 2 tập, và khi tôi ra khỏi rạp, tôi kiểm tra đồng hồ và nhận ra là đã quá 5 giờ chiều!”

“Tôi lao vội tới góc đường nơi cha tôi nói là sẽ đợi tôi ở đó, và khi tôi thấy cha tôi ở đó, cha tôi đang đứng dưới trời mưa, tôi cố nghĩ ra cái cớ nào để lý giải cho việc muộn đó. Tôi lao tới cha tôi và nói, “Cha ơi, cha phải tha thứ cho con. Sửa chiếc ô tô kia tốn thời gian hơn là con nghĩ, nhưng nếu cha cứ đợi ở đây con sẽ tới và lấy ô tô. Chiếc xe chắc đã sẵn sàng vào lúc này rồi”.

“Cha tôi cúi đầu và nhìn xuống. Ông đứng một lúc lâu và nói, “Khi con không ở đây vào lúc hẹn với cha, cha đã gọi điện cho gara để xem tại sao con tới muộn. Họ nói với cha là ô tô đã sẵn sàng từ 3 giờ chiều. Bây giờ cha phải suy nghĩ hơn về chuyện tại sao cha đã thất bại, đến nỗi có một đứa con nói dối với cha của chính nó. Cha sẽ phải nghĩ về điều này. Vậy cha sẽ tự đi bộ về nhà và dùng thời gian đi bộ để ngẫm nghĩ về câu hỏi này”

Arun Gandhi nói, “Tôi đi theo người cha già của tôi về nhà trong buổi tối mưa gió bão bùng đó, quan sát thấy ông loạng choạng trong con đường bùn lầy. Tôi lái xe phía sau ông với đèn pha chiếu sáng bước chân của ông. và khi tôi thấy ông loạng choạng trở về nhà, tôi đập lên tay lái và nói đi nói lại, “Tôi sẽ không bao giờ nói dối nữa! Tôi sẽ không bao giờ nói dối nữa! Tôi sẽ không bao giờ nói dối nữa! ”

Thật rõ ràng rằng đây là cách chỉnh đốn một đứa con không liên quan tới hình phạt một cách trực tiếp, nhưng chỉ ra cho đứa con thấy là cha mẹ đã đau đớn như thế nào khi đứa con làm điều gì sai.

~ Nguyễn Minh Hiển dịch

Blog Ánh sáng chánh niệm

Mình gần đây mới tạo một cái blog tên là blogÁnh sáng chánh niệm  với mục đích để tạo ra “ánh sáng” lúc đầu óc “sâm sẩm tối. Bạn nào đang stress hay mất tập trung có thể ghé qua “nghỉ mát”.

Địa chỉ trang web là: http://anhsangchanhniem.wordpress.com

Đây là lời giới thiệu của mình trên blog đó: resized_dews bug
Chào bạn,

Đây là blog tổng hợp một số tài liệu có chứa ánh sáng chánh niệm.

Ánh sáng chánh niệm là một thuật ngữ của Phật giáo có thể tạm hiểu là một dạng năng lương tâm linh có thể giúp con người an bình ở thể hiện tại, chữa lành cho những trạng thái tiêu cực về tinh thần như căng thẳng hay khó tính cáu bẳn.

Nếu bạn làm việc căng thẳng hay bận rộn quá, ví dụ như bạn đang đi làm cả ngày mà tối còn đi học thêm hay ôn thi, thì có thể blog này có ích cho bạn đấy, như một loại “thuốc tăng lực” tức thì 🙂

Hiển.

Mức độ đáng tin cậy của người có đức tin và không có đức tin

Hôm nay mình tình cờ nghe được phóng sự của một nhóm có vẻ là Công giáo về vụ bạo loạn ở Vũng Áng. Mình comment trên facebook là dân có đức tin thì đáng tin hơn là dân không có đức tin.

Một số bạn cho rằng cái đó chưa chắc, có người này người kia, ai cũng có “đức tin” nào đó, và chỉ ra rằng chưa có nghiên cứu xã hội học nào về vấn đề này. Chuyện này khiến mình có vài suy nghĩ:

– Thực hành kỷ luật vs. Không thực hành và để thả rông

Dân đi nhà thờ nhà chùa thường xuyên để tập thực hành đạo đức con người sao cho tốt hơn, thì đương nhiên có khả năng là người tốt nhiều hơn, và đáng tin cậy hơn, so với người “thả rông” không thực hành kỷ luật gì cả.

Thả rông thì rất dễ bị ma đưa lối quỷ đưa đường. Ví dụ ra ngoài đường la cà, đuợc rủ đi uống bia, karaoke, sau vài đợt là sẽ bị sa ngã vào những cái tệ hại hơn.  Khả năng sa ngã là rất cao vì con người là động vật xã hội mang tính bầy đàn, những người khác như thế thì mình cũng thế, có vấn đề gì đâu?

Có đức tin thì có nguyên lý vững chắc chỉ đường, nếu những người xung quanh ai cũng ăn cắp và nói láo nhưng đối với người có đức tin tốt thì sẽ ít có khả năng ăn cắp và nói láo hơn.

Một bên cố gắng sống kỷ luật và một bên sống buông thả, ai đáng tin hơn?

Bên “theo đạo” không dám phạm tội vì trái với lương tâm do Chúa Phật hay Allah canh giữ trong trái tim hàng ngày và có sức ép xã hội và nếp sống kỷ luật. Những người đi nhà thờ hay nhà chùa họ có một cộng đồng cùng đức tin chịu trách nhiệm với nhau, và họ sinh họat hàng tuần rất kỷ luật.

Bên không theo đạo không hẳn đã là không tốt. Nhưng chưa chắc có ai để “kiểm tra” lương tâm thường xuyên và chưa chắc có “cơ chế” sức ép cộng đồng như bên “có đạo”. Nhiều người không đạo ở Mỹ thì thường ra quán bar. Nhiều không đạo ở Việt Nam thường lấy rượu bia thịt chó, tiền bạc và những thứ khác làm “lẽ sống”. Không ai canh giữ lương tâm cả trong lẫn ngòai thì có cái gì không dám làm?

Bên theo đạo có thể vẫn nói theo những khuynh hướng chính trị nhất định và làm méo mó những ý kiến của họ đi. Nhưng nếu làm một cái control experiment, các yếu tố khác là như nhau, mình nghĩ bên theo đạo đáng tin hơn dân không có đạo gì cả. Mình không cần chứng minh nên đừng ai hỏi mình đưa số liệu hay đưa tài liệu nghiên cứu. Đây là nhận định của mình dựa theo logic bình thường.

– Lý luận cho rằng có người này người kia

Chuyện này hoàn toàn đúng! Nhưng sự khác nhau là ở yếu tố định lượng

Một người có khả năng nói 7 phần nói dối và 3 phần nói thật khác với một người nói 7 phần nói thật và 3 phần nói dối.
Một người nói dối nhưng hối hận vì có cơ sở đức tin khách quan được hỗ trợ bởi cộng đồng khác với một người nói dối mà tưởng rằng cái đó là nói thật theo chủ quan của họ.

Hồi trước mình xem trên tivi ở nhà có một nữ ngoại giao nói: Việt Nam và Mỹ đều không phải thiên đường… ngầm ý hai nước như nhau! Như nhau thế nào được? Một bên giàu có và ít người cực khổ khác với một bên nghèo đói và nhiều người thành chí phèo.

– Có giới hạn và không có giới hạn

Ai có đạo vẫn có thể nói dối nhưng ít ra họ cũng có giới hạn. Giới hạn này được lập ra bởi đức tin, bởi kỷ luật và đoàn thể. Điều này khác với không có giới hạn.

Bên không có đạo cũng không phải không có giới hạn nhưng giới hạn có thể không chắc chắc bằng và giới hạn cũng  khá là tương đối người này thế này người kia thế kia, tự vẽ giới hạn ra cho chính mình. Nói chung mình thấy khá là… trôi nổi. 🙂

– Lý luận cho rằng ai cũng có “đức tin” nào đó, do đó đức tin nào cũng như nhau

Cơ bản thì con người ai cũng tốt cả và có ý nguyện tốt đẹp. Nhưng không hẳn mọi “đức tin” là như nhau.

Đức tin nào cũng ngầm định theo đó một bộ luật đạo đức nhất định. Bô luật đạo đức tương tư như những hàng rào để giới hạn cho mức độ phạm tội của con người. Điều đó không có nghĩa “hàng rào” của mọi cái gọi là “đức tin” là như nhau.

Nếu một người không có tôn giáo và tự lấy cái cách sống của chính người đó làm tôn giáo thì hàng rào đó chỉ là do họ tự vẽ ra. Hàng rào đó không có sự yểm trợ của Chúa Phật ở tận trong trái tim của họ và không có sự khích lệ và sức ép của đoàn thể như những người theo tôn giáo. Túm lại là người đó tự có luật riêng của mình theo kiểu chủ quan và lẻ loi. Lẻ loi và tự vẽ luật thì hàng rào khả năng là thấp và khả năng phá rào là cao.

Nếu một người có tôn giáo nhất định thì ngòai chính họ biết họ đang làm gì ra, còn có mối liên hệ của họ với Chúa Phật và đoàn thể những người có đức tin khuyến khích và tạo sức ép theo một tiêu chuẩn khách quan. Do đó lối sống của họ có kỷ luật và trách nhiệm hơn. Do đó khả năng họ tôn trọng hàng rào và không dám phá luật cao hơn.

Ví dụ: bên Hồi giáo có tháng ăn chay, cầu nguyện thường xuyên, thực hành. Bên Phật giáo mọi người ngồi thiền, sinh hoạt đạo tràng. Bên Thiên Chúa giáo thì đi nhà thờ hàng tuần, đồng thời đọc kinh thánh và làm việc tốt cho xã hội.

Do đó họ có kỷ luật và khả năng là ngươi tử tế cao hơn.

Ở Việt Nam đại đa số bỏ tôn giáo đi và lấy sách giáo dục công dân làm “tôn giáo” hay những khẩu hiệu rỗng tuyếch.  Kết quả là xã hội nhốn nháo, đa số mỗi người có cái chuẩn đạo đức riêng để sống kiểu chủ quan và loạn cào cào.

Ở xã hội Mỹ hay châu Âu, người ta có kỷ luật sắc nét, đi lại xếp hàng, thấy đèn đỏ thì dừng, ở stop sign thì ai tới trước sẽ đi trước. Ở Việt Nam thì hệ thống giao thông loạn cào cào, mạnh ai nấy đi.

Cứ nhìn vào hệ thống giao thông của những nước khác nhau là thấy cái gì diễn ra trong đầu óc con người của xã hội đó.

– Phân tích thông tin từ các nguồn khác nhau

Tất nhiên người có khả năng phân tích thông tin thì sẽ biết chắt lọc thông tin trong cái đống thông tin ngổn ngang giống hệt như mạng lưới giao thông đường bộ.

Câu hỏi đầu tiên của mình khi đọc cái gì là ai là người đứng đằng sau bài viết? Tổ chức này là gì? Mấy cá nhân lãnh đạo là loại người nào? Đôi khi một tờ báo chỉ có một chút ít thông tin của mấy vị lãnh đạo, khi bỏ vào Google và search cũng ra khối thông tin thú vị.

Lợi ích của nhóm người này là gì? Họ quan tâm cái gì? Tại sao họ post thông tin này? Họ được cái gì? Liên hệ giữa các nhóm thông tin là như thế nào? Nhóm nào cấu kết với nhóm nào? Đứng đằng sau là một ông chống cộng kịch liệt, một ông thân cộng kịch liệt, một nhà sư hay một con buôn?

Cái họ quý trọng là gì? Cái họ quý trọng ở đâu thì những lời họ nói ra sẽ theo hướng đó. Các nhóm khác nhau có lợi ích và niềm tin khác nhau nên mỗi bên sẽ bias một chút.

Gần đây biểu tình Trung Quốc và có một số facebook page phản đối, họ có chủ đề cao đẹp nhưng mình không dại gì tham gia vì không biết ai đứng sau? Đó có thể là một nhóm lợi ích nào đó, đó có thể là một nhóm đục nước béo cò nào đó, đó là ai?

Nghiên cứu xã hội

Mình có bias về chuyện dân không có đạo thì khả năng họ nói thật không cao, hoặc cái họ coi là họ nói thật có khi chỉ là những cái người khác “nhồi sọ” cho “kiểu rắn là loài bò, sát không chân”, khi bị đài báo ra rả nhiều thì những người không có đức tin vững chắc tin lời nói dối là lời nói thật.

Đơn giản là vì họ không có lựa chọn nào khác. Quá trình này là mind control.  Hoặc mình có bias là dân không có đức tin thì coi tiền bạc, địa vị hay sự nổi tiếng làm “đức tin”, họ nói ra những lời thì thầm của những “đức tin” kia.

Mình nhận lỗi và đang làm việc vất vả với cái bias của mình. Giờ mình sẽ chịu khó nhìn sâu hơn để thấy đắng sau nhưng cái có vẻ “xấu xí” vẫn là cái “thầm mong ước” cho sự tử tế. Không dễ lắm nhưng mình sẽ cố nhìn sâu và “tỉnh thức”

Khảo sát dưới đây confirm cái bias của mình là dân có đạo nghĩ rằng dân vô đạo rất không đáng tin. Ở trường mình cũng có ông giáo sư  chuyên nghiên cứu về sự đáng tin của church-goers với những người không đi church. Cách suy nghĩ của một xã hội có nền tảng đạo đức theo kiểu tôn giáo như ở Mỹ cũng tương tự. Dân Christians không tin ngay mấy người không đi nhà thờ bao giờ.  Mình cũng có cái bias này, thành ra mình nghi ngờ, xét đoán và kiểm chứng kỹ hơn những thông tin nhận được. Nói như vậy không có nghĩa là không “nghe” va “dùng được” kể cả thông tin sai lệch.

Một số bài báo:

Atheists can not be trusted: Religious people rank non-believers alongside rapists, study

Hiển Nguyễn.

Religious believers count atheists as about as trustworthy as rapists, says new study

By DAMIEN GAYLE

Religious people believe atheists are about as trustworthy as rapists, new research indicates.

A team of psychologists from the University of British Columbia and University of Oregon made the startling finding in an investigation into why believers dislike non-believers.

In a poll conducted as part of the study, a description of an untrustworthy person was judged more representative of atheists than of Christians, Muslims or, incredibly, rapists.

Pious: Christians were judged the most trustworthy group by respondents

Pious: Christians were judged the most trustworthy group by respondents

Read the rest of this entry

Lời trên tường văn phòng của một giáo sư

Words on the office of a professor

Talent is God given. Be humble.
Fame is man-given. Be grateful.
Conceit is self-given. Be careful.
~ John Wooden

Tài năng là do Thượng đế cho. Hãy khiêm tốn.
Sự nổi tiếng là do con người cho. Hãy biết ơn.
Sự kiêu ngạo là do chính bạn cho bạn. Hãy cẩn thận.
~ John Wooden

 

Làm sao để có những câu hỏi tốt?

questioningMình hang out với một số bạn người Do Thái và thấy họ có cách học tập thiên về đặt câu hỏi rất hay. Họ có nhiều câu hỏi hay, và nhiều câu trả lời tinh vi.

Ví dụ: nếu bạn hỏi là 2 cộng 2 bằng mấy? Câu trả lời có thể là câu hỏi của bạn khiến tôi nghĩ tới một bài toán tương tự như việc ẩn số cho bài toán 16 chia 4? Đó là bao nhiêu?

Nghĩ đến chuyện đặt các câu hỏi, mình hơi buồn vì từ bé tới lớn cách giáo dục của nhà mình thiên về các câu mênh lệnh (statements) kiểu phản xạ có điều kiện như nếu câu hỏi là A thì câu trả lời sẽ phải là B.

Sinh viên nhà mình nói chung ít đặt câu hỏi. Cần đặt nhiều câu hỏi càng tốt! Ngay cả nếu không biết đặt câu hỏi sao cho tốt, thì đặt câu hỏi là làm sao để đặt những câu hỏi tốt và lên Google search, cũng ra khối cách đặt câu hỏi hay 🙂

Làm sao  để người ta đặt ra nhiều câu hỏi? Tại sao nên đặt nhiều câu hỏi? Làm sao để có những câu hỏi tốt? Những câu hỏi tốt là những câu hỏi như thế nào?

Hiển