Category Archives: Câu hỏi?

Bloom’s Question Starters For Higher Order Thinking

(Test the image from Google Docs)

Bloom’s Question Starters For Higher Order Thinking

Bloom’s Question Starter List – This list moves through 6 levels of questions. The first three levels are considered lower order questions; the final three levels are considered higher order. Higher order questions are what we use for Critical Thinking and Creative Problem Solving. I have written what each level of questions are about, given lists of key words that can be used to begin a question for that level, and I have listed Question Starters. You can use this chart to create questions that are specific to your novel.

Level 1: Remember – Recalling Information

List of key words: Recognize, List, Describe, Retrieve, Name, Find, Match, Recall, Select, Label, Define, Tell

List of Question Starters:

What is…?

Who was it that…?

Can you name…?

Describe what happened after…

What happened after…?

 

Level 2: Understand – Demonstrate an understanding of facts, concepts and ideas

List of key words: Compare, Contrast, Demonstrate, Describe, Interpret, Explain, Extend, Illustrate, Infer, Outline, Relate, Rephrase, Translate, Summarize, Show, Classify

List of Question Starters:

Can you explain why…?

Can you write in your own words?

Write a brief outline of…

Can you clarify…?

Who do you think?

What was the main idea?

 

Level 3: Apply – Solve problems by applying knowledge, facts, techniques and rules in a unique way

List of key words: Apply, Build, Choose, Construct, Demonstrate, Develop, Draw, Experiment with, Illustrate, Interview, Make use of, Model, Organize, Plan, Select, Solve, Utilize

List of Question Starters:

Do you know of another instance where…?

Demonstrate how certain characters are similar or different?

Illustrate how the belief systems and values of the characters are presented in the story.

What questions would you ask of…?

Can you illustrate…?

What choice does … (character) face?

 

Level 4: Analyze – Breaking information into parts to explore connections and relationships

List of key words: Analyze, Categorize, Classify, Compare, Contrast, Discover, Divide, Examine, Group, Inspect, Sequence, Simplify, Make Distinctions, Relationships, Function, Assume, Conclusions

List of Question Starters:

Which events could not have happened?

If … happened, what might the ending have been?

How is… similar to…?

Can you distinguish between…?

What was the turning point?

What was the problem with…?

Why did… changes occur?

 

Level 5: Evaluate – Justifying or defending a position or course of action

List of key words: Award, Choose, Defend, Determine, Evaluate, Judge, Justify, Measure, Compare, Mark, Rate, Recommend, Select, Agree, Appraise, Prioritize, Support, Prove, Disprove. Assess, Influence, Value

List of Question Starters:

Judge the value of…

Can you defend the character’s position about…?

Do you think… is a good or bad thing?

Do you believe…?

What are the consequences…?

Why did the character choose…?

How can you determine the character’s motivation when…?

Level 6: Create – Generating new ideas, products or ways of viewing things

List of key words: Design, Construct, Produce, Invent, Combine, Compile, Develop, Formulate, Imagine, Modify, Change, Improve, Elaborate, Plan, Propose, Solve

List of Question Starters:

What would happen if…?

Can you see a possible solution to…?

Do you agree with the actions?…with the outcomes?

What is your opinion of…?

What do you imagine would have been the outcome if… had made a different choice?

Invent a new ending.

What would you cite to defend the actions of…?

(Source: Pohl, Learning to Think, Thinking to Learn)

 

Tản mạn về phương pháp Học hỏi hiểu hành

Mình dạo này cũng hơi bối rối ở chuyện một số bạn có vẻ lười đặt câu hỏi, cứ làm theo chỉ thị. Tệ hơn nữa bây giờ facebook cứ đập vào mắt các bạn thường xuyên làm tê liệt giây thần kinh suy nghĩ, phản ứng kiểu chữa cháy, do đó suy nghĩ càng đứt đoạn hơn.

Giáo dục ở  VN nói chung theo kiểu Học thuộc kiểu rắn là một loài bò sát không chân, điều này cực kỳ khác với Học hỏi và Học hành, tức là học để đặt ra những câu hỏi và học để thực hành. Nghĩ về vấn đề này mình tìm Google và mò ra bài viết này của một giáo sư âm nhạc ở Pháp khá hay.

– Chú ý về cách mở lòng người khác trước bằng cách chia sẻ cá nhận trước. Ở Mỹ người ta không nói chuyện cá nhân và băng giá trừ khi mình chủ động trước chia sẻ, sau đó họ mới chia sẻ. Chia sẻ trước tác động vào dây thần kinh tình cảm của họ.

– Hỏi những câu hỏi ngắn và mở. Tránh hỏi cung.

Tản mạn về phương pháp Học hỏi hiểu hành


II.
Về cách HỎI:

Khi tầm sư học đạo, tức là phải tìm thầy để hỏi mà học thì chúng ta có nhiều phương pháp hỏi, nhưng chúng tôi khuyên các bạn nên lưu ý những điều sau đây:

1/ Khi mở cửa nhà người thầy, được thầy tiếp mới chỉ là giai đoạn đầu, không nên hỏi liền việc của mình muốn hỏi.

2/ Sau khi mở cửa nhà, việc quan trọng nhứt là phải mở “cửa lòng” của người mình muốn hỏi tức là trong câu chuyện phải làm thế nào cho người đó thấy vui vẻ, hứng thú, mình nên khéo léo gợi ra những câu chuyện, những điều mà người đó ưa thích. Khi đã có hứng thú và tỉnh cảm rồi, thì việc trao đổi về vấn đề mình muốn tìm hiểu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Muốn như thế thì chúng ta cần nên nhớ một cách làm mà tôi cho rằng rất hiệu nghiệm: “cho trước khi nhận”.

Một thí dụ cụ thể trong kinh nghiệm bản thân của riêng tôi:

Khi tôi muốn tìm hiểu nhạc truyền thống của Ba Tư, tôi được giới thiệu đến gặp nhạc sư Hormozi. Sau khi chào hỏi, nhạc sư hỏi tôi: “Tôi nghe nói giáo sư muốn tìm tôi để hỏi về nhạc truyền thống của Ba Tư phải không?”. Tôi trả lời: “Dạ thưa phải. Nhưng trước khi làm rộn thầy, xin thầy cho phép tôi giới thiệu đôi nét về âm nhạc Việt Nam truyền thống để thầy nghe chơi”. Ông rất vui và tò mò nhìn cây đờn Tranh rồi ngồi nghe tôi giới thiệu một đoạn hơi Bắc chuyển qua hơi Nam. Khi tôi chuyển qua tới hơi Sa Mạc thì ông chăm chú nghe rất kỹ rồi bỗng dưng chận tay tôi lại mà nói rằng: “Hơi này nghe rất thú vị và gợi tình thương nhớ, giống như là điệu Segâh của Ba Tư”. Tôi nhân dịp đó mà bắt đầu hỏi câu đầu tiên: “Thưa thầy, điệu Segâh là thế nào?”. Thầy Hormozi lấy cây đờn Setar 4 dây đờn cho tôi một khúc và nói rằng đặc điểm của Segâh là quãng này, thì ra đó là một quãng ba trung bình giữa thứ và trưởng, và đó cũng là quãng thường dùng để diễn tả tình thương nhớ mà chỉ trong hơi Sa Mạc của Việt Nam mới có.

Sau đó ông say sưa nói thêm về điệu thức mahour: “Giáo sư thấy không, trong này đâu có cái quãng 3 đó vì mahour diễn tả sự vui tươi”. Nói

xong ông quay lại tôi đề nghị: “Tôi muốn giáo sư ghi âm lại cho tôi một đoạn Sa Mạc để tôi tiếp tục về nghe thêm”. Tôi sẵn sàng làm công việc đó. Vì thế nên đến khi tôi xin ghi âm lại điệu Segâh, tức thì ông sẵn sàng đờn rất lâu, rất nhiều để cho tôi ghi âm và có thời gian thấm được điệu thức một cách sâu sắc nhứt.

Tiếp theo ông lại cao hứng giới thiệu cho tôi hết điệu này qua điệu kia một cách say sưa mà không biết mệt. Đến 12 giờ khuya là hết giờ hẹn thì tôi cảm ơn thầy đã cho tôi một buổi tìm hiểu thú vị và xin thầy cho một cái hẹn lần sau để tôi tiếp tục đến trò chuyện về âm nhạc Ba Tư. Ông níu tôi lại và nói: “Giáo sư đâu có về được. Giờ này là giờ mà âm nhạc mới tuôn ra. Chúng ta uống thêm một bình trà nữa để tôi đờn thêm cho giáo sư nghe”. Mãi đến 2 giờ sáng tôi mới “được phép” ra về, nhưng đã đem theo trên hành trình về nhà một kết quả khả quan hơn cả những gì tôi mong đợi, với những cuộn băng ghi âm nhạc sư đờn, giảng giải về nhạc Ba Tư rất hào hứng, lý thú mà không phải lúc nào cũng có được.

3/ Không nên đặt những câu hỏi trực tiếp như những câu trực tiếp muốn biết về ngày sanh, hỏi trực tiếp tuổi tác… như một người cảnh sát lấy khẩu cung, như vậy sẽ thể hiện mình không tế nhị và thiếu phép lịch sự. Như vậy “cửa lòng’ của người thầy sẽ khép kín và chúng ta khó có cơ hội tìm được những gì mình muốn.

III. Về cách HIỂU:

Khi học không phải chỉ học được câu trả lời của một người thầy mà vội cho đó là chân lý. Phải nên tìm thêm trong sách vở, tài liệu hoặc internet nhiều câu trả lời, nhiều nghiên cứu và phản ứng khác nhau về vấn đề đó để so sánh. Tốt hơn nữa nên gặp một người thầy hay người bạn mình tin cậy nhứt để bàn về các câu trả lời. Nhờ sự soi sáng của thầy, bạn mà chúng ta đôi khi có thể thấy rõ hơn vấn đề. Khi có người để thảo luận thì từ việc thảo luận sẽ nảy ra ánh sáng cho những gì mình cần tìm hiểu.

IV. Về cách HÀNH:

Học thì lẽ đương nhiên là phải đem cái mình học được ra thực hành một cách có hiệu quả, nếu không những thứ mình thu thập được sẽ dần mai một đi và không giúp ích gì cho bản thân hay nhân quần xã hội. Và hơn hết, như tôn chỉ mà trường Bình Dương đã nói đến: thực hành có hiệu quả mới tạo ra được sản phẩm vật chất hay tinh thần có chất lượng, đảm bảo nhu cầu bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội, mới có điều kiện bảo vệ thiên nhiên và nhứt là phụng sự xã hội, quê hương một cách đắc lực nhứt.

Hành như thế nào cho đúng? Có phải cứ hành một cách bài bản như những gì mình đã học, đã biết thôi là đúng hay không? Hành, trước tiên phải thực hiện được những gì mình đã học, đã nghiên cứu đúng với chuyên môn của mình, sau đó mỗi ngày mỗi tìm tòi, học hỏi, nâng cao thêm những hiểu biết của bản thân, rèn luyện tay nghề của mình theo sự tiến bộ của thời đại. Hơn nữa khi hành phải chú ý không sa đà vào những chuyện “hành” không ích lợi, bền vững, không đem lại cái lợi thực tế, niềm vui, tình thương trong cuộc sống đến cho con người cũng như thiên nhiên. Việc “hành” nên được sóng đôi cùng lý trí, đạo đức để chẳng những đem lại cuộc sống tiện nghi, ấm no mà còn đem lại yên lành, hạnh phúc thực sự cho tất cả. Đó mới là mục đích cao cả cuối cùng của việc đi từ “học” đến “hành”.

Đây cũng chỉ là một vài quan điểm của riêng tôi về mô hình “Học – Hỏi – Hiểu – Hành” mà nhà trường đã đưa ra rất thú vị và bổ ích. Tôi xin đóng góp những suy tư của mình để có thể cùng quý thầy cô thảo luận, triển khai thêm về tôn chỉ này, hầu mong giúp cho các em sinh viên trong trường Bình Dương nói riêng và sinh viên đại học nói chung có được những phương pháp thực sự hiệu quả trong học tập để có được một tương lai tươi sáng sau này.

Trân trọng kính chào và chúc quý thầy cô Đại học Bình Dương dồi dào sức khỏe để dẫn dắt các học trò của mình, chúc các em sinh viên học

tập ngày càng tiến bộ.

Bình Thạnh, tháng 11 năm 2011

GSTS TRẦN VĂN KHÊ

Làm sao để có những câu hỏi tốt?

questioningMình hang out với một số bạn người Do Thái và thấy họ có cách học tập thiên về đặt câu hỏi rất hay. Họ có nhiều câu hỏi hay, và nhiều câu trả lời tinh vi.

Ví dụ: nếu bạn hỏi là 2 cộng 2 bằng mấy? Câu trả lời có thể là câu hỏi của bạn khiến tôi nghĩ tới một bài toán tương tự như việc ẩn số cho bài toán 16 chia 4? Đó là bao nhiêu?

Nghĩ đến chuyện đặt các câu hỏi, mình hơi buồn vì từ bé tới lớn cách giáo dục của nhà mình thiên về các câu mênh lệnh (statements) kiểu phản xạ có điều kiện như nếu câu hỏi là A thì câu trả lời sẽ phải là B.

Sinh viên nhà mình nói chung ít đặt câu hỏi. Cần đặt nhiều câu hỏi càng tốt! Ngay cả nếu không biết đặt câu hỏi sao cho tốt, thì đặt câu hỏi là làm sao để đặt những câu hỏi tốt và lên Google search, cũng ra khối cách đặt câu hỏi hay 🙂

Làm sao  để người ta đặt ra nhiều câu hỏi? Tại sao nên đặt nhiều câu hỏi? Làm sao để có những câu hỏi tốt? Những câu hỏi tốt là những câu hỏi như thế nào?

Hiển