Blog Archives

Một số lý luận “phản biện” lại hệ thống trường đại học ở Mỹ

Đây là ý kiến của một số người Mỹ phản biện về hệ thống trường đại học ở Mỹ, nhìn vào dưới góc độ business.

Tất nhiên hoàn cảnh của học sinh Mỹ sẽ rất khác với sinh viên Việt Nam chưa bao giờ có trải nghiệm trời Tây và muốn sang để khám phá. 🙂

Câu hỏi:

– Có thể một số bạn tự ái, ví dụ như mình, và muốn phản ứng lại ngay bảo ông này phiến diện này nọ biết gì mà nói, nhưng có khả năng một số ý nào đó của video này make sense không? Ông ý nói 10 câu có khả năng đúng được 1 câu không?

– Bạn nghĩ thế nào về education sau khi xem video?

 

Cần gì để làm kinh doanh?

Cần gì để làm business, ý kiến từ một business owner. Mấy hôm trước mình nói chuyện với một anh bạn làm consulting ở địa phương, anh ý cũng làm chủ business luôn, người Ba Lan. Do cùng là dân gốc không phải Mỹ nên dễ bonding. Nói chuyện khá hợp vì cũng là dân gốc Cộng sản với anh ruột là Nga Xô.

Nói một chút về kinh nghiệm kinh doanh vì mình chia sẻ mình đang học MBA. Anh ý chia sẻ là anh ý cũng có vài người bạn tốt nghiệp MBA nhưng không làm kinh doanh được, và anh ý phát hiện ra 2 yếu tố cần thiết để làm kinh doanh như sau:

Aggressiveness and flexibility

Dấn thân và mềm dẻo. 

– Dấn thân dám làm dám hành động. Thử sai thử sai chứ không ngồi mơ mộng. Cái này dễ hiểu rồi. Cần hành động.

– Còn mềm dẻo là cái gì? Nếu bạn mở một doanh nghiệp và sau ba tháng thấy củ chuối thì không đánh con ngựa chết nữa, mà hãy đơn giản là đóng cửa doanh nghiệp lại luôn. Vẫn là fail nhưng là fail forward.

Đây là cách suy nghĩ của kinh doanh. Rất khác với cách suy nghĩ lãng mạn và liều mạng cứ cố cho bằng được, bảo thủ không chịu thay đổi triệt để của kỹ sư và người làm về học thuật.

– Lúc nào hẹn đi ăn trưa nói chuyện tiếp.

Điều gì dẫn tới thành công?

Steve Jobs on Why Xerox fails?

Ai học ở trường ra sẽ áp dụng một mô hình nào đó để giải thích. Nhưng Steve Jobs bắt đầu suy nghĩ bằng ai là người ra quyết định, đó là người thế nào thì cách họ kiếm lợi nhuận cho công ty kiểu đó và sẽ có những hệ quả cho công ty về lâu dài.

American politics debate

Giới bảo thủ đại diện là Souza bảo là bọn Democrats không tạo ra của cải – tức là cái bánh – mà chỉ nói cách chia cái bánh đó như thế nào cho đều. Và nói chung nói với góc độ của kẻ mạnh dùng quyền lực chiến thẳng, đại diện cho những cái bullshit kiểu tự do dân chủ này nọ nhưng thực chất là quyền lợi dầu mỏ.

Souza nói khó hiểu. Khó hiểu tức là đánh lừa người khác bằng lý luận high sounding nonsense. Đánh lạc hướng các kiểu. Lý luận đến từ văn phòng và tháp ngà chứ không đến từ  đời thật.

Bác Bill nói chuyện có vẻ ấm áp tình người hơn.

Đây là câu quote chống lại hội bảo thủ mình nghe trước đây. Nói như vậy mình vẫn nghĩ cả 2 bên đều có cái có lý. Hội bảo thủ biết cách kiếm tiền nhưng khó tính. Hội dân chủ thì yêu người và nhân văn nhưng ít tiền hơn.

 

 

Những nguyên tắc khác người của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

Cắm trại ở quán cà phê

Tức là sao? Coffee shop camping là chuyện ở các thị trấn đại học có nhiều khách hàng là sinh viên nghèo, mà cũng không nhất thiết là sinh viên ngồi lỳ ở quán hàng giờ đồng hồ để làm việc như viết lách, đọc sách, coi quán cà phê là văn phòng làm việc thơ mộng luôn. Hồi trước thời kinh tế khó khăn mấy anh đồng nghiệp bị sa thải của công ty mình cũng cắm trại ở Panera Bread suốt.

Vậy thì sao? Có thể khách hàng bình thường không có chỗ để ngồi trong khi sinh viên ngồi hết cả chỗ. Ngồi liền 2-3 tiếng đồng hồ mà chỉ mua mỗi một cốc cà phê bé giá dưới $2, sử dụng Internet chùa, rest room và điều hòa nhiệt độ quá chuẩn. Những người đó là những người như mình đấy 🙂

Kết quả là quán có thể lỗ. Lý tưởng ra khách chỉ nên ngồi dưới 30 phút trong trường hợp quán đông khách.

Giải pháp là gì?

  • Hạn chế số lượng ổ cắm điện, chỉ để ở vài bàn thôi.
  • Tạo ra loại ghế ngồi cứng để khách hàng ngồi một lúc có thể mỏi.
  • Tính tiền wifi bằng cách bắt mua trả theo giờ. Có vẻ cũng hơi khó áp dụng. Hồi trước các quán cà phê có tính nhưng bây giờ free Internet hết cả. 
  • Nhạc nhẽo bật lên suốt khá ồn để làm khách khó đọc và yên tĩnh suy nghĩ. Bây giờ thì mình hiểu tại sao bọn Starbucks ở downtown có nhạc bật to như vậy, chẳng yên tĩnh gì cả. Mục đích chính là để xua khách đi. Read the rest of this entry

Vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi

Đọc báo lung tung thì mình nghĩ là bọn khủng bố bắn nhầm máy bay dân sự, đáng lẽ chúng nhắm vào máy bay quân sự.

Một fact thú vị mình thấy ít báo nói đến là: tốc độ nhanh nhất của BUK missile system là 1200m/s rất nhanh. Giả sử máy bay ở độ cao 10000km thì cũng mất khoảng 9s để tới nơi, bay thấp hơn thì còn tới nhanh hơn. Khi tới nơi thì phản ứng quá nhanh, với 1200m/s thì khách hàng chưa biết cái gì đã tan xác rồi.

Cả máy bay người ta người thì ngủ, người thì đọc báo, người thì nói chuyện, người thì xem phim người thì đọc Kinh Thánh người thì cầu nguyện, người đang đi toilet, người đang ăn.

Xoẹt một cái. Tất cả tan xác pháo.

Trong Kinh Thánh nói tới nước trời tới như một ánh chớp xoẹt một cái hiển thị rất rõ. Hay như nạn hồng thủy, tất cả đang no say bù khú uống bia nói phét thì xoẹt một cái bị lũ cuốn trôi hết cả. Chỉ có ai hối hận và có ơn mới được cứu.

Hiển.

Tản mạn về phương pháp Học hỏi hiểu hành

Mình dạo này cũng hơi bối rối ở chuyện một số bạn có vẻ lười đặt câu hỏi, cứ làm theo chỉ thị. Tệ hơn nữa bây giờ facebook cứ đập vào mắt các bạn thường xuyên làm tê liệt giây thần kinh suy nghĩ, phản ứng kiểu chữa cháy, do đó suy nghĩ càng đứt đoạn hơn.

Giáo dục ở  VN nói chung theo kiểu Học thuộc kiểu rắn là một loài bò sát không chân, điều này cực kỳ khác với Học hỏi và Học hành, tức là học để đặt ra những câu hỏi và học để thực hành. Nghĩ về vấn đề này mình tìm Google và mò ra bài viết này của một giáo sư âm nhạc ở Pháp khá hay.

– Chú ý về cách mở lòng người khác trước bằng cách chia sẻ cá nhận trước. Ở Mỹ người ta không nói chuyện cá nhân và băng giá trừ khi mình chủ động trước chia sẻ, sau đó họ mới chia sẻ. Chia sẻ trước tác động vào dây thần kinh tình cảm của họ.

– Hỏi những câu hỏi ngắn và mở. Tránh hỏi cung.

Tản mạn về phương pháp Học hỏi hiểu hành


II.
Về cách HỎI:

Khi tầm sư học đạo, tức là phải tìm thầy để hỏi mà học thì chúng ta có nhiều phương pháp hỏi, nhưng chúng tôi khuyên các bạn nên lưu ý những điều sau đây:

1/ Khi mở cửa nhà người thầy, được thầy tiếp mới chỉ là giai đoạn đầu, không nên hỏi liền việc của mình muốn hỏi.

2/ Sau khi mở cửa nhà, việc quan trọng nhứt là phải mở “cửa lòng” của người mình muốn hỏi tức là trong câu chuyện phải làm thế nào cho người đó thấy vui vẻ, hứng thú, mình nên khéo léo gợi ra những câu chuyện, những điều mà người đó ưa thích. Khi đã có hứng thú và tỉnh cảm rồi, thì việc trao đổi về vấn đề mình muốn tìm hiểu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Muốn như thế thì chúng ta cần nên nhớ một cách làm mà tôi cho rằng rất hiệu nghiệm: “cho trước khi nhận”.

Một thí dụ cụ thể trong kinh nghiệm bản thân của riêng tôi:

Khi tôi muốn tìm hiểu nhạc truyền thống của Ba Tư, tôi được giới thiệu đến gặp nhạc sư Hormozi. Sau khi chào hỏi, nhạc sư hỏi tôi: “Tôi nghe nói giáo sư muốn tìm tôi để hỏi về nhạc truyền thống của Ba Tư phải không?”. Tôi trả lời: “Dạ thưa phải. Nhưng trước khi làm rộn thầy, xin thầy cho phép tôi giới thiệu đôi nét về âm nhạc Việt Nam truyền thống để thầy nghe chơi”. Ông rất vui và tò mò nhìn cây đờn Tranh rồi ngồi nghe tôi giới thiệu một đoạn hơi Bắc chuyển qua hơi Nam. Khi tôi chuyển qua tới hơi Sa Mạc thì ông chăm chú nghe rất kỹ rồi bỗng dưng chận tay tôi lại mà nói rằng: “Hơi này nghe rất thú vị và gợi tình thương nhớ, giống như là điệu Segâh của Ba Tư”. Tôi nhân dịp đó mà bắt đầu hỏi câu đầu tiên: “Thưa thầy, điệu Segâh là thế nào?”. Thầy Hormozi lấy cây đờn Setar 4 dây đờn cho tôi một khúc và nói rằng đặc điểm của Segâh là quãng này, thì ra đó là một quãng ba trung bình giữa thứ và trưởng, và đó cũng là quãng thường dùng để diễn tả tình thương nhớ mà chỉ trong hơi Sa Mạc của Việt Nam mới có.

Sau đó ông say sưa nói thêm về điệu thức mahour: “Giáo sư thấy không, trong này đâu có cái quãng 3 đó vì mahour diễn tả sự vui tươi”. Nói

xong ông quay lại tôi đề nghị: “Tôi muốn giáo sư ghi âm lại cho tôi một đoạn Sa Mạc để tôi tiếp tục về nghe thêm”. Tôi sẵn sàng làm công việc đó. Vì thế nên đến khi tôi xin ghi âm lại điệu Segâh, tức thì ông sẵn sàng đờn rất lâu, rất nhiều để cho tôi ghi âm và có thời gian thấm được điệu thức một cách sâu sắc nhứt.

Tiếp theo ông lại cao hứng giới thiệu cho tôi hết điệu này qua điệu kia một cách say sưa mà không biết mệt. Đến 12 giờ khuya là hết giờ hẹn thì tôi cảm ơn thầy đã cho tôi một buổi tìm hiểu thú vị và xin thầy cho một cái hẹn lần sau để tôi tiếp tục đến trò chuyện về âm nhạc Ba Tư. Ông níu tôi lại và nói: “Giáo sư đâu có về được. Giờ này là giờ mà âm nhạc mới tuôn ra. Chúng ta uống thêm một bình trà nữa để tôi đờn thêm cho giáo sư nghe”. Mãi đến 2 giờ sáng tôi mới “được phép” ra về, nhưng đã đem theo trên hành trình về nhà một kết quả khả quan hơn cả những gì tôi mong đợi, với những cuộn băng ghi âm nhạc sư đờn, giảng giải về nhạc Ba Tư rất hào hứng, lý thú mà không phải lúc nào cũng có được.

3/ Không nên đặt những câu hỏi trực tiếp như những câu trực tiếp muốn biết về ngày sanh, hỏi trực tiếp tuổi tác… như một người cảnh sát lấy khẩu cung, như vậy sẽ thể hiện mình không tế nhị và thiếu phép lịch sự. Như vậy “cửa lòng’ của người thầy sẽ khép kín và chúng ta khó có cơ hội tìm được những gì mình muốn.

III. Về cách HIỂU:

Khi học không phải chỉ học được câu trả lời của một người thầy mà vội cho đó là chân lý. Phải nên tìm thêm trong sách vở, tài liệu hoặc internet nhiều câu trả lời, nhiều nghiên cứu và phản ứng khác nhau về vấn đề đó để so sánh. Tốt hơn nữa nên gặp một người thầy hay người bạn mình tin cậy nhứt để bàn về các câu trả lời. Nhờ sự soi sáng của thầy, bạn mà chúng ta đôi khi có thể thấy rõ hơn vấn đề. Khi có người để thảo luận thì từ việc thảo luận sẽ nảy ra ánh sáng cho những gì mình cần tìm hiểu.

IV. Về cách HÀNH:

Học thì lẽ đương nhiên là phải đem cái mình học được ra thực hành một cách có hiệu quả, nếu không những thứ mình thu thập được sẽ dần mai một đi và không giúp ích gì cho bản thân hay nhân quần xã hội. Và hơn hết, như tôn chỉ mà trường Bình Dương đã nói đến: thực hành có hiệu quả mới tạo ra được sản phẩm vật chất hay tinh thần có chất lượng, đảm bảo nhu cầu bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội, mới có điều kiện bảo vệ thiên nhiên và nhứt là phụng sự xã hội, quê hương một cách đắc lực nhứt.

Hành như thế nào cho đúng? Có phải cứ hành một cách bài bản như những gì mình đã học, đã biết thôi là đúng hay không? Hành, trước tiên phải thực hiện được những gì mình đã học, đã nghiên cứu đúng với chuyên môn của mình, sau đó mỗi ngày mỗi tìm tòi, học hỏi, nâng cao thêm những hiểu biết của bản thân, rèn luyện tay nghề của mình theo sự tiến bộ của thời đại. Hơn nữa khi hành phải chú ý không sa đà vào những chuyện “hành” không ích lợi, bền vững, không đem lại cái lợi thực tế, niềm vui, tình thương trong cuộc sống đến cho con người cũng như thiên nhiên. Việc “hành” nên được sóng đôi cùng lý trí, đạo đức để chẳng những đem lại cuộc sống tiện nghi, ấm no mà còn đem lại yên lành, hạnh phúc thực sự cho tất cả. Đó mới là mục đích cao cả cuối cùng của việc đi từ “học” đến “hành”.

Đây cũng chỉ là một vài quan điểm của riêng tôi về mô hình “Học – Hỏi – Hiểu – Hành” mà nhà trường đã đưa ra rất thú vị và bổ ích. Tôi xin đóng góp những suy tư của mình để có thể cùng quý thầy cô thảo luận, triển khai thêm về tôn chỉ này, hầu mong giúp cho các em sinh viên trong trường Bình Dương nói riêng và sinh viên đại học nói chung có được những phương pháp thực sự hiệu quả trong học tập để có được một tương lai tươi sáng sau này.

Trân trọng kính chào và chúc quý thầy cô Đại học Bình Dương dồi dào sức khỏe để dẫn dắt các học trò của mình, chúc các em sinh viên học

tập ngày càng tiến bộ.

Bình Thạnh, tháng 11 năm 2011

GSTS TRẦN VĂN KHÊ

Kiến thức để làm gì? Học để làm gì?

knowledge

“There are those who seek knowledge for the sake of knowledge; that is Curiosity. There are those who seek knowledge to be known by others; that is Vanity. There are those who seek knowledge in order to serve; that is Love.”
– Bernard of Clairvaux

“Có những người tìm kiếm kiến thức vì kiến thức; đó là Tò mò. Có những người tìm kiếm kiến thức để được biết đến bởi người khác; đó là Phù du. Có những người tìm kiếm kiến thức để phục vụ; đó là Tình yêu.”
– Bernard of Clairvaux